Đến bay giờ, người ta vẫn chưa thể lý giải nổi vì sao Đan Mạch và Hy Lạp có thể vô địch Euro. Tuy nhiên, đó mới là bóng đá và cũng là lý do vì sao Euro lại hấp dẫn đến thế.
Năm 1992, vì nội chiến xảy ra, Nam Tư mặc dù sở hữu rất nhiều ngôi sao như: Robert Prosinecki, Dragan Stojkovic, Darko Pancev, Zvonimir Boban và nhất là Dejan Savicevic, không thể tham dự. Vì thế, Đan Mạch được đặt cách tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất châu Âu vì cùng bảng với Nam Tư ở vòng loại nhưng xếp thứ 2. Thế rồi, đội bóng của quê hương nhà văn Andersen đã viết nên một câu chuyện cổ tích trong bóng đá khi thẳng tiến đến ngôi vô địch sau khi đánh bại nhà đương kim vô địch thế giới Đức ở trận chung kết với tỉ số 2-0. Đáng nói hơn, họ vô địch mà không có ngôi sao số một Michel Laudrup trong đội hình do bất đồng với huấn luyện viên Richard Moller Nielsen.
12 năm sau câu chuyện cổ tích của Đan Mạch, bóng đá châu Âu chứng kiến câu chuyện thần thoại mang tên Hy Lạp khi Otto Rehhagel cùng các học trò đăng quang ngôi vô địch. Thậm chí, chiến tích của đội bóng quê hương các vị thần còn gây choáng váng hơn khi trong đội hình, họ không có nổi một ngôi sao nào. Cái tên nổi danh nhất của Hy Lạp năm ấy chính là “King Otto”, người không xỏ giày ra sân thi đấu. Xuyên suốt cả giải đấu, chiến lược gia người Đức đã áp dụng một chiến thuật phòng ngự đến tiêu cực. Thậm chí với nhiều người, lối đá của Hy Lạp đã giết chết cái đẹp vốn có của bóng đá. Tuy nhiên, quan điểm của “King Otto” luôn rất rõ ràng. Nhà cầm quân 65 tuổi này cho rằng vẻ đẹp của bóng đá tồn tại ở tính hiệu quả. Bởi “chẳng ai cảm thấy vui vẻ khi thua trận”. Theo chỉ đạo của chiến lược gia người Đức, 11 cầu thủ Hy Lạp ra sân phải luôn luôn trong tư thế đóng vai một hậu vệ, thậm chí trở thành một ngôi sao phòng ngự cừ khôi. Đến khi đối phương bế tắc và mắc sai lầm, “Pirate Ship” (Tàu cướp biển) sẽ định đoạt trận đấu bằng các tình huống cố định hiếm hoi.
Đan Mạch và Hy Lạp là những ví dụ điển hình cho sức mạnh của những người “bình dân” ở sân chơi ngoại hạng như Euro. Tất nhiên, những thế lực như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan vẫn là “cây đa, cây đề” và tất cả đều phải ngước nhìn họ trong sự kính phục lẫn sợ hãi. Song trong bóng đá, không phải lúc nào “gã khổng lồ” cũng chiến thắng “chàng tí hon”. Đan Mạch và Hy Lạp đã đăng quang chức vô địch châu Âu không chỉ bằng may mắn, dù cho thần may mắn là điều mà bất kỳ nhà vô địch nào cũng cần đến. Họ lên đỉnh châu Âu bởi đã phát huy tốt nhất những phẩm chất tinh tuý của mình và dám chiến đấu vì giấc mơ. Đúng như tiền đạo Charisteas, người ghi bàn duy nhất ở trận chung kết EURO 2004 giúp Hy Lạp đánh bại Bồ Đào Nha đã phát biểu: “Chúng tôi không tự xem mình là kẻ ngoài cuộc. Đã lọt vào vòng chung kết EURO, Hy Lạp cũng có tham vọng và hy vọng như bất kỳ đội nào khác. Niềm tin chiến thắng thôi thúc chúng tôi thi đấu tự tin bất kể là gặp đối thủ mạnh cỡ nào”.
Đan Mạch và Hy Lạp vô địch cũng khó hiểu như cái cách Hà Lan hùng mạnh với thứ bóng đá tổng lực dưới thời Rinus Michels lại liên tiếp thất bại trong các trận chung kết World cup. Tuy nhiên, nếu soi xét kỹ sẽ thấy được, điểm khác nhau căn bản chính là tinh thần đoàn kết. “Oranje” có chất lượng nhân sự vượt trội, có một lối chơi nhất quán và đầy nghệ thuật nhưng khi bước vào trận đánh có ý nghĩa then chốt, các ngôi sao mặc áo da cam lại mặc nhiên phô diễn những phẩm chất cá nhân mà quên đi sức mạnh có tính quyết định để làm nên chiến thắng chính là tinh thần tập thể. Vì thế, họ bại trận trước người Đức đầy chặt chẽ, khoa học và lý tính hay những người Argentina đầy ma mãnh. Một ví dụ khác cũng đầy tính thực tiễn là Tây Ban Nha. Trước khi thống trị hai kỳ Euro 2008 và 2012, đội bóng xứ sở đấu bò chỉ được biết đến với danh xưng “vua vòng loại”. Chỉ khi chạm đến đáy của sự thất vọng, các ngôi sao xứ sở tây ban cầm mới đoàn kết lại và chiến đấu. Thành quả đến với họ là vấn đề tất yếu.
Trong khi đó, Đan Mạch và Hy Lạp lại “biết thân, biến phận”. Ngay cả khi vào đến chung kết, họ vẫn an phận “chiếu dưới” và 11 cầu thủ trên sân phải luôn thi đấu với hơn 100% phong độ lẫn sức lực. Từng cầu thủ không cần phải tranh công ghi bàn bởi họ hiểu chỉ cần tập thể chiến thắng, đó cũng là thành quả của riêng họ. Đó là bài học mà bất kỳ đội tuyển nào cũng cần tích luỹ nếu muốn đi đến thành công.
Ở Euro 2020 sắp tới, Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha… mới là những cái tên được nhắc đến trong danh sách các ứng cử viên vô địch. Nhưng sự tuyệt diệu của bóng đá ở chỗ nó luôn có những bất ngờ nằm ngoài dự kiến. Người ta vẫn nói không có giấc mơ nào là quá lớn lao. Chỉ cần dám chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, sẽ có một ngày những giấc mơ hoang đường nhất cũng trở thành sự thật. Bài học của Đan Mạch (Euro 1992) và Hy Lạp (2004) đang ngày đêm thôi thúc các đội bóng nhỏ bé được góp mặt tại Euro đứng lên chiến đấu. Biết đâu sau 16 năm, bóng đá châu Âu lại đón chào một nhà vô địch đầy bất ngờ khác.
Yến Thanh là đại diện kĩ thuật chịu trách nhiệm về mặt nội dung nhận định bóng đá, soi kèo nhà cái, phân tích tỷ lệ kèo & dự đoán kết quả các trận đấu lớn nhỏ trên khắp thế giới tại .
Anh em nào muốn gia nhập nhóm banh bóng để giao lưu trao đổi với các tipster thì có thể tham khảo group Zalo này, khá là uy tín trong cộng đồng anh em Gần Bờ Xa Bờ
Tác giả dành nhiều năm tâm huyết để giới thiệu về các kĩ năng liên quan đến loại hình giải trí trực tuyến cá cược bóng đá, soi kèo nhà cái, dự đoán tỷ số cá độ, nhận định trận đấu hay nhất…
Nếu bạn quan tâm tới lĩnh vực này, đừng quên Giao lưu với tác giả tại fanpage Facebook dưới đây